Mô hình hệ thống phun xăng - đánh lửa điện tử OBD I, sử dụng bộ chia điện với bộ tạo pan điện tử

Mô hình hệ thống phun xăng - đánh lửa điện tử OBD I, sử dụng bộ chia điện với bộ tạo pan điện tử

Danh mục sản phẩm: Nghề cơ khí động lực

Giá: Liên hệ

Mua hàng online bấm số: 0941 713131

  • Mô tả sản phẩm
  • Bình luận
  • Sản phẩm liên quan

Đặc điểm, thông số kỹ thuật chính:

Bộ linh kiện bao gồm đầy đủ các bộ phận trong hệ thống phun xăng và đánh lửa trên ôtô như: 
Hộp ECU
IC-Bô bin đánh lửa
Bộ chia điện, cảm biến đánh lửa
Dàn bugi
Cảm biến đo gió, CB vị trí bướm ga, CB nhiệt độ khí nạp, CB nhiệt độ nước, van không tải, bơm xăng, lọc xăng,...
Ống định lượng có van khóa
Giắc chẩn đoán OBD 1, đèn Check Engine, khoá điện, rơ le, cầu chì…
* Bộ tạo Pan điện tử:
-  Thực hiện các phép tạo pan và đo trực tiếp mà không cần tháo, dỡ  với các bộ giắc chờ cho phép dễ dàng lấy các tín hiệu để chẩn đoán
-  Thực hiện phép đo tất cả các hệ thống khi đang hoạt động
-  Bộ tạo pan bao gồm:
+ 01 màn hình LCD hiển thị thông tin mã lỗi cài đặt. 
+ 01 bàn phím mềm để nhập lỗi (pan) cho hệ thống. Có thể cài đặt lỗi đơn hoặc lỗi tổ hợp, các lỗi tổ hợp có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của giáo viên.
+ 24 đèn LED báo lỗi được chọn, các đèn LED chỉ báo lỗi khi giáo viên lựa chọn và có thể tắt đi khi đã chọn lỗi xong, có thể reset lỗi để hệ thống hoạt động bình thường.
+ Cổng giao tiếp CAN (kết nối giữa các module tạo pan)
+ Cổng giao tiếp USB (kết nối với máy vi tính cho phép giáo viên có thể tạo lỗi gián tiếp từ xa thông qua máy tính)
+ Cổng giao tiếp DB25 để kết nối với các thiết bị, panel, module đào tạo (chuẩn kết nối chung cho phép bộ tạo pan điện tử có ghép nối các các thiết bị đào tạo khác nhau)
+ Đĩa cài đặt phần mềm, hướng dẫn sử dụng 
Bộ tạo pan có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cho phép thao tác theo các chế độ nhập lỗi, tùy chỉnh, cài đặt các lỗi tổ hợp (dành cho giáo viên khi đăng nhập vào hệ thống bằng Password). Bộ tạo pan có khả năng giao tiếp, đồng bộ hóa với các bộ tạo pan khác thông qua chuẩn giao tiếp CAN và được kết nối với máy tính thông qua chuẩn giao tiếp USB, qua đó cho phép mở rộng và kết nối các thiết bị thành hệ thống thực tập đồng bộ, giúp giáo viên dễ dàng kiểm soát, kiểm tra và đánh giá kết quả thực tập của các học viên.
+ Trên mô hình trang bị bảng panel điều khiển được gia công bằng máy cắt CNC trên chất liệu phíp cao cấp, đảm bảo độ bền và chính xác. Trên mặt panel có bố trí khoá điện, bảng táp lô hiển thị thông tin hoạt động của động cơ, đèn Check Engine..., giắc chẩn đoán OBD, bộ giắc điện đo kiểm, ... 
Tất cả các hệ thống hoạt động bình thường. Mô hình sử dụng hệ thống điều khiển điện tử nguyên bản theo xe với hệ thống chẩn đoán điện tử, có thể kết nối với hầu hết các thiết bị chẩn đoán chuyên dùng.
Mô hình có kèm theo tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì mô hình.
- Mô hình được xử lý bề mặt, phun sơn chống rỉ, chống ăn mòn phù hợp với thời tiết khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Tất cả được đặt trên khung giá sơn tĩnh điện có bánh xe để tiện di chuyển
B. Hệ thống đào tạo.
- Hệ thống phần mềm đào tạo bao gồm các nội dung:
+ Đào tạo lý thuyết: 
- Cung cấp thông số kỹ thuật chung của thiết bị
- Cung cấp thông số kỹ thuật chung của hệ thống
- Hướng dẫn vận hành thiết bị (các bước chuẩn bị, thao tác vận hành, quy tắc an toàn), ...
- Cung cấp các kiến thức cơ bản về điện, điện tử, sơ đồ mạch điện
- Cung cấp các kiến thức cơ bản về chẩn đoán
- Cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu tạo và hoạt động các hệ thống liên quan 
- Cung cấp quy trình tháo - lắp - kiểm tra các hệ thống cơ khí liên quan
- Cung cấp sơ đồ mạch điện và quy trình kiểm tra, đấu nối các hệ thống điện liên quan
- Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một số thiết bị chuyên dùng liên quan như các dụng cụ đo, thiết bị chẩn đoán chuyên dùng…
+ Đào tạo thực nghiệm: 
- Cho phép đấu nối giả định hệ thống điều khiển trên phần mềm trước khi tiến hành đấu nối thực tế trên thiết bị để rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích mạch điện.
- Phòng tránh những thiệt hại lớn cho hệ thống bằng cách đưa ra các cảnh báo về hậu quả với những lỗi trong quá trình đấu nối có thể gặp trong quá trình thực hành thực tế.
+ Đào tạo thực hành: 
Mô hình có thể ứng dụng trong các bài giảng thực hành và lý thuyết như luyện kỹ năng chẩn đoán, tìm pan, xử lý, khắc phục hư hỏng, khảo sát đặc tính làm việc của các cảm biến điều khiển, các thông số hiện thời như thời gian phun, tốc độ vòng tua máy, góc đánh lửa sớm... 
- Thực hành các bài tạo lỗi hư hỏng (pan) cho hệ thống điều khiển. Có thể tạo lỗi trực tiếp trên thiết bị hoặc tạo lỗi gián tiếp thông qua 01 máy tính được kết nối với hệ thống điều khiển.
- Hệ thống đánh lỗi điện tử giúp giáo viên tạo ra các lỗi và cách khắc phục, kiểm soát bằng Password. Hệ thống có thể kích hoạt lỗi thông qua các nút bấm qua sự vận hành của các rơle điện tạo ra các lỗi. Khi lỗi điện tử được kích hoạt, một đèn LED tương ứng sẽ sáng hiển thị lỗi được kích hoạt Các đèn LED chỉ báo lỗi khi giáo viên lựa chọn và có thể tắt đi khi đã chọn lỗi xong, có thể reset lỗi để hệ thống hoạt động bình thường
- Hướng dẫn kiểm tra, chẩn đoán (Đọc lỗi, khắc phục lỗi và xóa lỗi), hệ thống điều khiển với thiết bị chuyên dùng.